Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

TẢN MẠN VỀ NGHỀ DẠY HỌC

TẢN MẠN VỀ NGHỀ DẠY HỌC


Là người thợ cấy
Là người thợ xây
Là người trồng cây
Mà không cấy lúa
Lại chẳng trồng cây
Không gặt không xây
Làm nên tất cả
Ồ có gì lạ
Một lẽ bình thường
Em là cô giáo
Trồng người sáng tạo
Cấy trái tim hồng
Đất , trời, hoa, lá, núi, sông
Càng yêu người , lại mặn nồng nghề ta
Nói về yêu nghề - Mỗi người có cách yêu nghề riêng của mình (Câu này thày Đỗ Văn Giảng đã nói, khi tôi đọc bài thơ này cho sinh viên thực tập nghe ).Nhưng nếu một người thầy mà hợp được của nhiều cách yêu thì tốt biết mấy, hạnh phúc biết mấy.
Tôi bước vào nghề dạy học ở cái tuổi 25 – Không sớm ? Xong chưa được bao lâu tôi lại phải rời bục giảng vì chiến tranh . Ở trong quân ngũ 13 năm ,    
  Sau đó tôi mới lại quay về với nghề dạy học của mình .
Dạy học- là cái nghiệp của tôi ,ngay cả khi còn ở quân đội ,chỉ 2 năm đi vào phía Nam rồi lại quay ra Bắc dạy học cho quân đội .Chuyển ngành về tôi dạy học cho đến khi nghỉ hưu.
   Vậy cái gì níu kéo tôi như vậy ? Âu cũng là cái duyên , cái số ,và còn là một lẽ giữ chân tôi trong nghề dạy học : Tình yêu con người , yêu nghề dạy học .
   Yêu con người - dạy con trẻ nên người – cái quan trọng nhất là người thầy
phải có tâm và thực sự là tấm gương cho học trò (tất nhiên mỗi người đều có nhược điểm của mình ),ta thực sự thương yêu chúng theo cách của mình ,hết
lòng vì chúng ,chắc chắn học trò sẽ hiểu và học được , học tốt.
   Tuy nhiên có những lúc tôi cảm giác là học trò không hiểu cách cư sử của tôi ,thêm vào đó nhiều cha mẹ học sinh không biết dạy con, nên hiệu quả của
dạy học chưa cao.
 Nhưng có những học trò động viên tôi , tôi tin là mình làm đúng : “Giá mà bố, mẹ con cũng nghiêm khắc như thầy, cho con vài cái roi thì có lẽ đời con
đến nay không khó khăn và vất vả đến nỗi này”.
    Càng ngày tôi càng thấy dạy học càng khó khăn và vất vả hơn bởi lẽ :
1.     Về xã hội thì thông tin đến trẻ nhanh , nhiều và xấu , tốt lẫn lộn .Học cái
tốt thì khó lắm, gian khó lắm (đấy là chưa nói đến chuyện phân biệt tốt, xấu)
theo cái xấu thì dễ lắm, nhanh lắm- chỉ một cái tặc lưỡi là xong .
2.     Về gia đình thì mỗi gia đình hiện tại có nhiều lắm là 3 con, phần lớn là
2 con hay 1 con, điều kiện kinh tế không đến nỗi nào, cha mẹ luôn bận rộn
Lo làm kinh tế, phương pháp dạy con hạn chế (cứ nghĩ là tạo mọi điều kiện cho con học, bắt con học theo cái kỳ vọng của mình, chứ không cần biết nó sử dụng cái điều kiện ấy thế nào, khả năng con trẻ đến đâu ?)
  Mặt khác nhiều gia đình bố , mẹ chưa thực sự là tấm gương cho trẻ (Mặt của trẻ lúc đầu là rất sạch , khi soi vào gương có vết thì nó nghĩ là mặt nó bẩn, thế là nó cho bẩn luôn )
3.     Về nhà trường thì việc dạy đạo đức chỉ lồng ghép vào các tiết sinh hoạt
hoặc ngoại khoá , mà không có bài giảng cẩn thận .Tôi đơn cử như việc : trong nhà trường học trò không được dùng từ “ Giáo Viên” trong mọi việc, thì học trò đã được học vì sao chưa ? Các thầy cô giáo đã dùng từ làm gương cho trò chưa ? Hay là đứng trước toàn trường nói với học trò mà cứ giáo viên này, giáo viên kia – không được !
 Chuyên môn thì thầy đã thực sự vì trò mà tạo nên một bài giảng hấp dẫn, dễ
hiểu hay chưa ? Nề nếp thì thầy đã là một tấm gương tốt chưa ?hay là mỗi tiết mất từ 5 đến 8 phút vô ích .v.v….
  Mỗi thầy cô giáo phải làm cho bộ môn của mình gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt của trẻ . Bộ môn của tôi : “ Toán là đời” và học trò hiểu được, làm được - Chỉ có làm được như vậy học trò mới từ chỗ sợ , chấp nhận , thích và
học tốt, hiểu được nhiều lẽ ở đời.
      Tôi rất mong là các thầy cô giáo hiểu đúng, làm đúng thực sự là tấm gương cho trẻ. Tìm ra những cách dạy thích hợp cho mình-hãy yêu nghề dạy
học bằng nhiều cách để hoá giải những cái khó như tôi nói ở trên.
      Tôi thực sự hạnh phúc về những năm tháng dạy học của mình,nhiều học trò từ già đến trẻ hiểu được tôi vì trò chứ không vì một điều gì khác (Tuy rằng tôi nghiêm khắc có lúc hơi quá không phải chỉ với học trò nhỏ tuổi mà còn cả với học trò lớn tuổi ). Một lần nữa tôi mong các thầy cô giáo đã “chót
Mang lấy nghiệp vào thân”hãy vì con trẻ, thương chúng và rèn cặp chúng nên người có ích./.

                                                                Phương Huyền

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ